Nếu du khách hỏi rằng, ngôi chùa Hà Nam nào cổ kính và linh thiêng nhất hiện nay, thì chắc chắn câu trả lời sẽ là chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, chùa lại tấp nập đón hàng ngàn lượt khách đến vãn cảnh, chiêm bái để gửi gắm những ước nguyện, hy vọng sẽ có một cuộc sống đủ đầy, suôn sẻ hay đơn giản chỉ là tìm lại sự thanh tịnh trong tâm hồn ngay chốn của Phật.
Với những du khách lần đầu tiên đến chùa thì chắc chắn sẽ quan tâm đến lịch trình và kinh nghiệm du lịch khám phá di tích Địa Tạng Phi Lai Tự 1 ngày phải không nào? Vậy du khách hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu về khu du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự
Địa Tạng Phi Lai Tự nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp và không gian tâm linh huyền ảo, tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam. Trước kia, chùa còn có tên gọi khác là chùa Đùng, cho đến năm 2015 đại đức Thích Minh Quang đã về đây tiếp nhận, tu tạo và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai, mang ý nghĩa đặc biệt là Đức Đại Vương Bồ Tát mãi mãi đến nơi này. Theo như lời kể khi xưa, đã có khoảng thời gian vua Tự Đứng và Vua Trần Nghệ Tông chọn nơi này để ở ẩn cũng như cầu tự. Ghé thăm chùa, du khách sẽ có cơ hội hòa mình vào khung cảnh thanh thịnh, chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc tiêu biểu để hiểu hơn nét văn hóa phật pháp.
Hướng dẫn di chuyển đến Địa Tạng Phi Lai Tự
Chỉ cách thành phố Hà Nội khoảng tầm 70km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự rất thích hợp cho những chuyến du xuân, dã ngoại trong những ngày lễ để tận hưởng cảm giác an yên, tự tại. Để hỗ trợ du khách lựa chọn ra được cung đường và phương tiện di chuyển thuận tiện nhất, hãy cùng tham khảo một vài thông tin bổ ích chúng tôi chia sẻ dưới đây:
+ Di chuyển bằng ô tô cá nhân: Với khoảng thời gian di chuyển hơn 1 tiếng đồng hồ. Xuất phát từ trung tâm Hà Nội, du khách di chuyển theo cung đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, sau đó rẽ ra ở điểm Phủ Lý, Hà Nam. Du khách tiếp tục di chuyển theo tuyến Thanh Long, Thanh Lưu, Liêm Sơn để đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.
+ Di chuyển bằng xe máy: Dành cho những ai yêu thích cảm giác tự do và muốn hòa mình vào làn gió mát lành, hành trình từ Trung tâm Hội nghị Quốc gia đi chùa Địa Tạng Phi Lai Tự bằng xe máy mang đến trải nghiệm thú vị. Từ đường Vành đai 3, du khách rẽ vào Quốc lộ 1A và hướng đến tỉnh Hà Nam. Sau khi vào đường Nguyễn Minh, tiếp tục thêm khoảng 5km để đặt chân đến Địa Tạng Phi Lai Tự.
+ Di chuyển bằng xe khách: Từ các bến xe lớn như Nước Ngầm, Mỹ Đình hay Giáp Bát, du khách dễ dàng tìm được tuyến xe khách đi Hà Nội – Ninh Bình với mức giá dao động từ 60.000VNĐ đến 100.000VNĐ. Hãy lưu ý xuống xe tại cây xăng Kim Cường (Phủ Lý, Hà Nam), sau đó tiếp tục di chuyển bằng taxi hoặc xe ôm để đến chùa.
Các địa điểm tham quan nổi tiếng tại Địa Tạng Phi Lai Tự
Địa Tạng Phi Lai Tự được biết đến là chốn dừng chân an yên dành cho những du khách đang mong muốn tìm một góc tịnh tâm để thư thái, xóa bỏ mọi lo âu, bộn bề của cuộc sống vào những ngày cuối tuần. Khi đến đây du khách không khỏi ngỡ ngàng trước khuôn viên yên bình, rộng lớn của chùa và cách bài trí cũng hoàn toàn khác biệt so với những ngôi chùa khác:
+ Tòa Tam Bảo: Công trình lớn và nổi bật nhất trong chùa. Bên trong, bức tượng Đức Địa Tạng Bồ Tát được chế tác vô cùng uy nghi, nhưng vẫn toát lên vẻ từ bi và nhân hậu. Phía bên phải tòa tháp là khu thờ tự trang nghiêm, nơi lưu giữ ký ức của 42 vị sư tổ đã từng trụ trì, làm giàu thêm giá trị văn hóa và tâm linh của ngôi chùa.
+ 12 vòng tròn nhân duyên: Trước khu di tích Tổ đường, 12 vòng tròn nhân duyên được vẽ tinh tế trên nền sỏi trắng, tượng trưng cho chu trình sinh diệt và sự gắn kết trong đời sống con người. Khi bước trên con đường này, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn được thanh tịnh, nhẹ nhàng.
+ Quần thể kiến trúc đa dạng: Ngoài Tòa Tam Bảo, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự còn sở hữu nhiều công trình mang đậm dấu ấn tâm linh và kiến trúc độc đáo. Từ điện Đức Ông, điện Đức Thánh Đạo Hiền, tòa điện Phật Quan Thế Âm đến các khu nhà ở dành cho tăng ni, tất cả đều được bố trí cân đối và hài hòa, tạo nên một không gian vừa trang nghiêm vừa bình yên. Đặc biệt, nơi đây còn có khu vực tổ chức các khóa tu học đầy ý nghĩa, giúp Phật tử và du khách trải nghiệm cuộc sống tu tập, tìm về sự giác ngộ và an lạc giữa những bộn bề của thế gian.
Ẩm thực – đặc sản Địa Tạng Phi Lai Tự
Vùng đất Hà Nam không chỉ hấp dẫn bởi những khung cảnh sơn thủy hữu tình, nhiều di tích lịch sử văn hóa, mà còn làm say lòng du khách nhờ hương vị đậm đà của những món đặc sản quê hương. Nếu du khách đang lên kế hoạch khám phá chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn trứ danh nơi đây:
+ Bánh cuốn Phủ Lý: Bánh nổi bật với lớp vỏ mỏng mịn, trong suốt, được làm từ bột gạo tám xoan thơm lừng. Bên trong, nhân mộc nhĩ giòn sần sật hòa quyện cùng hành phi vàng ruộm. Khi thưởng thức, bánh cuốn được kết hợp với chả thịt hoặc nem nướng Phủ Lý, tẩm ướp đậm đà và nướng trên bếp than hồng tỏa mùi thơm phức, làm xao xuyến lòng người ngay từ lần đầu thử.
+ Bún cá rô đồng: Món ăn mang đậm hương vị Bắc Bộ. Cá rô chiên giòn hòa cùng nước dùng được ninh từ xương cá, mang lại vị ngọt thanh tự nhiên. Điểm xuyết trong bát bún là màu xanh mát của rau cải, sắc đỏ của cà chua và chút hương thơm của thì là, tạo nên một món ăn trọn vẹn cả hương lẫn vị.
+ Thịt gà móng Duy Tiên: Món ăn là niềm tự hào của vùng đất Hà Nam với chất lượng thịt thơm ngon thượng hạng. Lớp da gà giòn rụm, không hề ngấy mỡ, trong khi phần thịt bên trong mềm ngọt, đậm đà. Dù được chế biến đơn giản như luộc, quay hay phức tạp hơn như hấp lá sen, xào lăn, gà Móng luôn mang đến sự hài lòng tuyệt vời đối với khách.
+ Chim to dần: Cái tên “chim to dần” gây tò mò bởi sự đa dạng của các loại chim từ nhỏ đến lớn như chim sẻ, chim ngói, chim cu, tu hú, sâm cầm,… Mỗi loại chim mang một hương vị riêng, được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo. Từ quay, hấp, nướng, đến nấu cháo, mỗi cách chế biến đều mang lại trải nghiệm vị giác đầy mới lạ cho người thưởng thức.
+ Cá kho làng Vũ Đại: Món ăn nổi tiếng nhất nhì Hà Nam. Cá trắm đen được kho tỉ mỉ trong nhiều giờ với các nguyên liệu như gừng, riềng, nước cốt chanh, và nước cua đồng. Thành phẩm có màu nâu cánh gián đẹp mắt, thịt cá săn chắc, thấm đượm gia vị. Khi ăn cùng cơm trắng và rau luộc, món ăn trở thành tuyệt phẩm không thể chối từ.
Lịch trình du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 1 ngày
Nếu du khách đang tìm kiếm một chuyến đi vừa để thư giãn tâm hồn, vừa khám phá những giá trị văn hóa và tâm linh, thì hành trình đến Địa Tạng Phi Lai Tự sẽ là lựa chọn lý tưởng. Hãy theo dõi lịch trình chi tiết chúng tôi tham khảo ngay dưới đây để lựa chọn ra điểm đến phù hợp nhất:
Buổi sáng, du khách khởi hành từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc, Hà Nam. Trên xe, du khách sẽ được hướng dẫn viên chia sẻ những câu chuyện thú vị về vùng đất này cùng các hoạt động vui nhộn, mang lại không khí hào hứng ngay từ đầu chuyến đi. Điểm đến đầu tiên là khu du lịch chùa Tam Chúc, quần thể chùa lớn nhất Việt Nam với vẻ đẹp hùng vĩ và thiêng liêng. Du khách lên thuyền khám phá hồ Tam Chúc mênh mông và chiêm ngưỡng các công trình nổi bật như chùa Ngọc trên đỉnh núi, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm và cổng Tam Quan nguy nga. Sau khi tham quan, du khách thưởng thức bữa trưa tại nhà hàng địa phương, với thực đơn đậm chất Hà Nam.
Buổi chiều, đoàn tiếp tục hành trình đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự. Tại đây, du khách tự do chiêm bái, lễ Phật, vãn cảnh và khám phá các công trình kiến trúc hài hòa với thiên nhiên. Kết thúc chuyến tham quan, du khách quay trở về Hà Nội, kết thúc hành trình đến với Địa Tạng Phi Lai Tự trong ngày.
Một số lưu ý khi đến du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 1 ngày
Trước khi bắt đầu hành trình khám phá ngôi chùa cổ kính Địa Tạng Phi Lai Tự này, du khách ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây để chuyến đi thêm phần trọn vẹn:
+ Khi đến các địa điểm tâm linh như chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, hãy lựa chọn trang phục lịch sự, kín đáo để thể hiện sự tôn kính. Khi vào bên trong khu vực thờ tự, nhớ tháo giày dép và đặt gọn gàng bên ngoài. Đồng thời, tắt chuông điện thoại để không làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh của chùa.
+ Những hiện vật và kiến trúc trong chùa mang giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc. Vì vậy, du khách không nên tự ý chạm tay hoặc di chuyển bất kỳ vật phẩm nào nếu chưa được sự đồng ý từ ban quản lý.
+ Không gian chùa là nơi dành cho sự tĩnh tại và chiêm nghiệm. Trong quá trình tham quan, hãy đi lại nhẹ nhàng và nói chuyện với âm lượng vừa đủ.
+ Du khách nên tuân thủ các quy định như vứt rác đúng nơi quy định, tránh dẫm đạp lên thảm cỏ xanh và hạn chế các hành động có thể gây tổn hại đến không gian xung quanh.
+ Nếu du khách muốn lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ tại chùa, hãy lịch sự hỏi ý kiến nhà chùa trước khi quay phim hoặc chụp ảnh, đặc biệt trong khu vực thờ tự.
Ghé thăm chùa Địa Tạng Phi Lai, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn như lạc vào thế giới hoàn toàn khác lạ. Với một số thông tin về kinh nghiệm du lịch khám phá di tích Địa Tạng Phi Lai Tự 1 ngày chúng tôi tổng hợp ở trên đây, mong rằng du khách sẽ chuyến du lịch vui vẻ và ý nghĩa. Nếu du khách có nhu cầu đặt tour trọn gói du lịch Hà Nam, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo số hotline góc trái màn hình. Chúc du khách tận hưởng chuyến đi trọn vẹn và đọng lại nhiều kỉ niệm đáng nhớ!